Bánh PU là một trong những loại bánh xe được sử dụng phổ biến trên các dòng xe nâng tay đặc biệt là xe nâng tay thấp hiện nay. Loại bánh này được chế tạo và có nhưng ưu nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé
I. Quy trình chế tạo
Quy trình chế tạo bánh xe PU (Polyurethane) thường bao gồm nhiều bước từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho đến hoàn thiện sản phẩm. Dưới đây là một phác thảo về quy trình chế tạo bánh PU:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và khuôn đúc
1. Chuẩn bị thành phần
Đầu tiên, phải chuẩn bị các thành phần cần thiết cho quá trình phản ứng tổng hợp polyurethane. Các thành phần bao gồm polyol (hoặc polyester), isocyanate (MDI hoặc TDI), chất hóa trị, màu sắc, và các phụ gia.
2. Chuẩn bị khuôn đúc
Khuôn đúc được chuẩn bị dựa trên kích thước và hình dáng của bánh xe cuối cùng. Khuôn thường được làm bằng thép hoặc nhôm, và nó có thể có hình dạng phản ánh hoặc dương.
Bước 2: Tạo hỗn hợp PU
1. Pha chất polyol và isocyanate
Các thành phần polyol và isocyanate được đo và pha trộn với nhau theo tỷ lệ cụ thể. Quá trình này gây ra phản ứng tổng hợp polyurethane, tạo ra một hỗn hợp dẻo dai.
2. Thêm chất hóa trị và phụ gia
Chất hóa trị (catalyst) và các phụ gia như chất độn, màu sắc, chất tạo bọt, v.v. được thêm vào hỗn hợp để điều chỉnh tính chất của polyurethane và tạo các tính năng cụ thể.
Bước 3: Đúc hoặc ép nhiệt bánh xe
1. Đúc bánh xe
Hỗn hợp PU được đổ vào khuôn đúc, sau đó khuôn được đóng kín. Quá trình polymer hóa và đông cứng sẽ diễn ra trong khuôn, tạo thành hình dạng và cấu trúc của bánh xe.
2. Ép nhiệt bánh xe
Thay vì đổ hỗn hợp PU, lớp PU được ép nhiệt lên lõi bánh xe (nếu có) hoặc lên bề mặt khác. Quá trình ép nhiệt cũng thúc đẩy quá trình polymer hóa và đông cứng. Nếu là bánh PU lõi gang thì lớp PU (Polyurethane) được đúc hoặc ép nhiệt trực tiếp lên bề mặt của lõi gang. Quy trình này có thể thực hiện bằng cách đổ PU nóng chảy vào khuôn đúc chứa lõi gang hoặc sử dụng công nghệ ép nhiệt để kết hợp lớp PU với lõi gang.
Bước 4: Gia công và hoàn thiện
1. Gia công bề mặt
Sau khi bánh xe đã đông cứng và có độ bền đủ, nó sẽ được gia công để tạo hình dáng, kích thước và bề mặt hoàn thiện.
2. Kiểm tra chất lượng
Bánh xe PU sẽ trải qua các kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tính năng được xác định trước.
II. Ưu nhược điểm của bánh PU
1. Tính chất của bánh PU
Bánh xe nâng PU là loại bánh xe có phần lõi bằng gang và bên ngoài là một lớp PU (Polyurethane) được phun ép, gắn chặt với phần lõi gang đó. Lớp PU này có độ bền cao, tính đàn hồi tốt kết hợp với phần lõi cứng giúp cho bánh xe chịu được tải trọng nâng rất lớn. Chất liệu PU được đánh giá là độ đàn hồi tốt hơn cao su và bền bỉ, dẻo dai hơn kim loại.
2. Ưu điểm bánh PU
– Có khả năng chịu được tải rất cao, kháng lăn thấp. Khả năng chịu tải của nó có thể lên tới vài chục tấn.
– Bánh xe có độ bền cao, tính kháng mài mòn tốt, có khả năng chịu va đập và chấn động. Không chỉ bền bỉ, loại bánh xe này còn có tính đàn hồi rất là tốt. Nhờ đặc tính mà xe di chuyển rất là êm ái và không phát ra tiếng ồn. Sử dụng bánh PU thì khi di chuyển, bánh xe không để lại vết hằn trên nhà, nền gạch.
– Bánh xe có khả năng hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau.
– Trong điều kiện làm việc bình thường tuổi thọ của bánh PU là 3 – 5 năm. Trong điều kiện làm việc ngoài trời tuổi thọ của nó là 2 – 3 năm.
3. Nhược điểm của bánh PU
– Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt.
– Khả năng chịu nhiệt kém và không thích hợp sử dụng trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.
– Ngoài ra, Nhựa PU cũng dễ bị lão hóa dưới tác động của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nên không thích hợp thường xuyên sử dụng tại môi trường ngoài trời.
4. Môi trường làm việc phù hợp
– Bánh xe PU phù hợp với môi trường làm việc yêu cầu ít tiếng ồn. Nền xưởng là nền gạch men, nền sơn epoxy. Các nền xưởng yêu cầu độ sạch sẽ cao.
– Không nên sử dụng bánh PU trên nền đất đá gồ ghề, có nhiều sỏi, mạt sắt. Trong môi trường ẩm ướt, có nhiều hoá chất. Không sử dụng môi trường có nhiệt độ cao hoặc ngoài trời nắng trong khoảng thời gian dài.
»»» Bánh Nylon trên xe nâng tay thấp: Xem chi tiết tại đây
III. Kích thước bánh xe sử dụng trên xe nâng tay thấp
Trên mỗi chiếc xe nâng tay thấp thông thường sẽ có 4 hoặc 6 bánh xe:
1. Loại 4 bánh xe
- 02 bánh to: đường kính 180, độ dày 50 mm;
- 02 bánh nhỏ: đường kính 80 mm và độ dày 93 mm;
2. Loại 6 bánh xe
- 02 bánh to: đường kính 180, độ dày 50 mm;
- 02 bánh nhỏ, đường kính 80 mm và độ dày 70 mm;
»»» Hướng dẫn thay bánh xe nâng tay thấp: Xem chi tiết tại đây
Bánh PU có khả năng chịu được tải trọng rất lớn và có độ bền cao. Đặc biệt là độ ồn thấp khiến cho nó trở thành sự lựa chọn ưu tiên của rất nhiều khách hàng.
Hiện các loại bánh xe cũng như phụ kiện xe nâng tay thấp chúng tôi đều có sẵn. Quý khách có như cầu mua các phụ kiện này xin vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0971.443.246
- f Facebook: Phạm Hưng