Hướng dẫn thay bánh xe nâng tay thấp

Hướng dãn thay bánh xe nâng tay thấp

Hướng dẫn thay bánh xe nâng tay thấp – Các bước thao tác cụ thể

Bánh xe là vật tư tiêu hao trên xe nâng. Trong quá trình hoạt động, bánh xe sẽ chịu tác động trực tiếp của các yếu tố như khối lượng hàng hoá và môi trường làm việc. Những tác động đó sẽ khiến cho bánh xe bị bào mòn theo thời gian, thậm chí là hỏng hóc. Bánh xe bị mòn hoặc hỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng di chuyển của xe nâng gây thiệt hại không nhỏ tới việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

Khi bánh xe có dấu hiệu hỏng hoặc bị mòn quá, chúng ta cần thay thế bánh xe ngay để tránh cho việc tình trạng kỹ thuật không đảm bảo của nó ảnh hưởng tới kết cấu, độ bền của các bộ phận khác của xe nâng tay thấp như: Bơm thủy lực, càng nâng, thanh truyền,…. Trong bài viết này chúng tôi xin chỉ ra một số nguyên nhân gây hư hỏng ở bánh xe cũng như hướng dẫn cách thay thế bánh xe cho xe nâng tay thấp.

I. Nguyên nhân gây hư hỏng bánh xe

1. Sử dụng sai cách

Mặc dù bánh xe nâng là Việc sử dụng không đúng cách, như nâng hàng vượt quá tải trọng cho phép, nâng hàng quá khổ sẽ làm ảnh hưởng tới một số kết cấu của xe nâng như càng nâng, vai dòng bẩy khiến.

đặt để hàng không cân xứng hoặc sử dụng trong môi trường không phù hợp có thể làm cho bánh xe bị mòn hoặc mòn không đều, vỡ ổ bi (bạc đạn) và cuối cùng có thể gây hỏng bánh xe.

Bánh xe nâng tay thâp bị lỗi
Bánh xe nâng tay thâp bị mòn không đều, bị côn hoặc bị vỡ lớp PU

2. Môi trường làm việc khắc nghiệt

Xe nâng tay thấp thường được sử dụng trong môi trường công nghiệp, kho bãi, nơi có bụi bẩn, ẩm ướt, axit, kiềm hoặc các tác nhân hóa học có thể gây ảnh hưởng đến bánh xe và các bộ phận khác.

3. Thiếu bảo trì và bôi trơn

Việc không thực hiện bảo trì định kỳ hoặc không bôi trơn các bộ phận quan trọng như trục bánh xe, ổ bi cũng như vệ sinh làm sạch cho bánh xe.

4. Sử dụng phụ tùng kém chất lượng

Việc sử dụng phụ tùng không đạt chất lượng hoặc không phù hợp với xe nâng tay thấp có thể dẫn đến mất hiệu suất và hỏng hóc.

5. Va đập hoặc va chạm

Các va đập hoặc va chạm mạnh có thể gây ra vết nứt, biến dạng hoặc hỏng hóc các bộ phận của bánh xe nâng. Đặc biệt là các bánh xe PU lõi gang. Khi chịu va đập mạnh có thể làm cho lớp PU dễ bị vỡ.

6. Tuổi thọ và sự mòn

Thời gian sử dụng dài hạn và tiếp xúc liên tục với bề mặt đường hoặc các tác nhân môi trường có thể dẫn đến mòn và hỏng hóc

7. Kỹ thuật lắp đặt không đúng

Việc lắp đặt sai cách hoặc không chính xác có thể dẫn đến áp lực không đều lên bánh xe, gây ra mất cân đối và hỏng hóc.

Để tránh tình trạng bánh xe nâng tay thấp nhanh hỏng hoặc các vấn đề không mong muốn khác. Khi sử dụng xe nâng tay thấp , quý nên lưu ý một số điểm như sau:

II. Một số lưu ý khi sử dụng xe nâng tay thấp để nâng cao tuổi thọ của bánh xe

1. Sử dụng xe nâng đúng cách

Mặc bánh xe nâng là bánh công nghiệp và có khả năng chịu tải từ 10 – 15 tấn. Tuy nhiên khi nâng hàng, nếu nâng không đúng cách như nâng quá khổ, quá tải sẽ ảnh hưởng tới một số kết cấu của xe nâng như: Vai đòn bẩy, thanh truyền và càng nâng. Đây là những kết cấu liên quan trực tiếp tới bánh xe. Gây tổn hại không nhỏ lên bánh xe nâng

Ngoài ra, khi nâng hàng quý khách cần đặt hàng hóa cân xứng trên hai càng nâng. Vì nếu thường xuyên nâng hàng không cân xứng sẽ khiến bánh xe bánh ở hai bên chịu lực áp lực không đều, dẫn đến hiện tượng mòn không đều ở các bánh xe. Sự mòn không đều này sẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới càng nâng, đặc biệt là vai đòn bẩy và thanh truyền.

2. Sử dụng bánh xe đúng với môi trường làm việc

Bánh xe nâng tay thấp hiện nay chủ yếu là bánh PU lỗi gang hoặc Nylon. Đây là các bánh xe công nghiệp, chịu được tải trọng lớn, độ bền cao. Tuy nhiên mỗi bánh xe lại có các ưu và nhược điểm khác nhau chính vì vậy chúng cũng sẽ phù hợp hơn. Cụ thể như sau:


Bánh PU lõi gang

Bánh PU
Bánh PU
    • Ưu điểm bánh PU:

– Có khả năng chịu được tải rất cao, kháng lăn thấp. Khả năng chịu tải của nó có thể lên tới vài chục tấn.

– Bánh xe có độ bền cao, tính kháng mài mòn tốt, có khả năng chịu va đập và chấn động. Không chỉ bền bỉ, loại bánh xe này còn có tính đàn hồi rất là tốt. Nhờ đặc tính mà xe di chuyển rất là êm ái và không phát ra tiếng ồn. Sử dụng bánh PU thì khi di chuyển, bánh xe không để lại vết hằn trên nhà, nền gạch.

– Bánh xe có khả năng hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau.

– Trong điều kiện làm việc bình thường tuổi thọ của bánh PU là 3 – 5 năm. Trong điều kiện làm việc ngoài trời tuổi thọ của nó là 2 – 3 năm.

    • Nhược điểm của bánh PU:

– Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt

– Khả năng chịu nhiệt kém và không thích hợp sử dụng trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.

– Ngoài ra, Nhựa PU cũng dễ bị lão hóa dưới tác động của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nên không thích hợp thường xuyên sử dụng tại môi trường ngoài trời.

    • Môi trường làm việc phù hợp:

– Bánh xe PU phù hợp với môi trường làm việc yêu cầu ít tiếng ồn. Nền xưởng là nền gạch men, nền sơn epoxy. Các nền xưởng yêu cầu độ sạch sẽ cao.

– Không nên sử dụng bánh PU trên nền đất đá gồ ghề, có nhiều sỏi, mạt sắt. Trong môi trường ẩm ướt, có nhiều hoá chất. Không sử dụng môi trường có nhiệt độ cao hoặc ngoài trời nắng trong khoảng thời gian dài.


 Bánh Nylon

Bánh Nylon
Bánh Nylon
    • Ưu điểm bánh Nylon:

– Chất liệu Nylon khó bị mài mòn nên độ bền sản phẩm cao, hầu như không bị lão hóa. Tuổi thọ có thể lên tới vài chục năm.

– Nhựa Nylon có tính ma sát kém nên bánh xe đẩy Nylon rất dễ lăn, dễ dàng di chuyển. Sử dụng dòng sản phẩm này giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức khi vận chuyển thiết bị, hàng hóa.

    • Nhược điểm của bánh:

– Khi di chuyển phát ra tiếng ồn, không phù hợp với môi trường yêu cầu ít tiếng ồn.

– Dễ để lại vệt trên sàn khi di chuyển. Không phù hợp với các sàn yêu cầu độ sạch sẽ.

    • Môi trường làm việc phù hợp:

– Bánh Nylon được tạo ra để sử dụng trong môi trường ẩm ướt, các kho đông lạnh, các công ty thủy hải sản, môi trường có nhiều hoá chất. Thích hợp dùng trên nền xi măng, đường nhựa, nền ghề.

– Không nên sử dụng bánh bánh Nylon ở những môi trường làm việc yêu cầu ít tiếng ồn như: Siêu thị, trường học, bệnh viện,…. Không sử dụng bánh xe trên nền gạch mem và nền sơn epoxy vì dễ gây vỡ gạch men, phá nền sơn và để lại vệt trên sàn khi di chuyển.

Như vậy, tùy theo môi trường làm việc của mình, Quý khách cần lựa chọn loại bánh xe nâng phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng xe nâng.


3. Thường xuyên làm tốt công tác bảo dưỡng xe

Đối với bánh xe, công việc bảo dưỡng của nó khá đơn giản. Đó là:

  • Một là làm sạch: Thường xuyên làm sạch bánh xe, vệ sinh, lau chùi ổ bị, trục bánh xe, ốp bánh xe,…Giúp cho bánh xe hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra còn tránh cho bụi bẩn vào trong ổ bị hoặc trục làm ô xy hóa các bộ phận này, gây kẹt ổ bi, vỡ bi, mòn trục.
  • Hai là thường xuyên tra dầu mỡ cho các khớp truyền động của bánh xe: Như trục, ổ bi và một số khớp truyền động khác trên xe nâng

III. Hướng dẫn thay bánh xe nâng tay thấp

1. Công tác chuẩn bị

    • Dụng cụ: Búa, kìm, đột bánh xe, tua vít
    • Vật tư: Bánh xe đúng với kích thước bánh xe cần thay thế

2. Các bước tiến hành


Thay bánh lớn (bánh lái): Đường kính: 180 mm; Độ dày: 50 mm; Số lượng: 2 bánh

Bước 1: Tháo vòng phanh chặn trục bánh xe: dùng kìm chuyên dụng hoặc dùng búa và tua vít để gõ tháo vòng này ra

Bước đầu tiên thay bánh xe nâng tay thấp
Tháo vòng phanh hãm trục bánh xe

Bước 2: Dùng tay tháo bánh xe cũ ra

Bước thứ 2 thay bánh xe nâng tay thấp
Tháo bánh xe cũ ra

Bước 3: Lắp bánh xe mới vào, sau đó lắp vào phanh chặn trục bánh xe lại

Bước thứ 3 thay bánh xe nâng tay thấp
Lắp bánh xe mới vào trục
Bước thứ 4 thay bánh xe nâng tay thấp
Lắp vòng phanh hãm bánh xe lại

Bước 4: Thực hiện theo các bước 1, 2 và 3 để thay bánh xe phía bên còn lại


Thay bánh nhỏ: Đường kính: 80 mm; Độ dày: 70 mm; Số lượng: 4 bánh

Bước 1: Dùng thanh gỗ hoặc thép, luồn xuống phía dưới bánh xe để cố định khung và bánh xe lại.

Bước 2: Sử dụng búa, kìm và đột để đột tháo chốt giữ của bánh xe. Có 4 vị trí tháo

Tháo chốt hãm của trục và ốp của bánh xe
Tháo chốt hãm của trục và ốp của bánh xe
4 vị trí chốt hãm cần phải tháo

Bước 3: Dùng tay tháo bánh xe cũ, 2 vòng đệm lót 2 bên mỗi bánh xe và trục bánh xe ra

Tháo trục bánh xe, vòng đệm và bánh xe cũ ra

Bước 4: Đưa bánh xe mới vào cùng với 2 vòng đệm lót ở hai bên bánh. Lắp trục bánh xe. Lưu ý, xoay trục bánh xe sao cho lỗ trên trục trùng với lỗ trên tấm ốp bánh xe

Lắp trục và đệm lót
Lắp bánh xe mới vào
Lắp bánh xe mới vào
Lưu ý, xoay lỗ trên trục trùng với lỗ ốp bánh xe
Lưu ý, xoay lỗ trên trục trùng với lỗ ốp bánh xe

Bước 5: Dùng búa đóng chốt giữ bánh xe.

Lắp chốt hãm lại
Lắp chốt hãm lại
Hoàn thành thay bánh xe thứ nhất
Hoàn thành thay bánh xe thứ nhất

Cứ như vậy, thực hiện theo các bước trên để tháo và thay nốt các bánh xe còn lại trên xe nâng.

Trên đây là toàn bộ các bước hướng dẫn thay bánh xe nâng tay thấp. Sau khi thay bánh xong, chúng ta cần tiến hành kiểm tra sự linh hoạt, độ cân bằng của xe nâng, càng nâng và của các cụm bánh xe. Nếu như mọi thứ đảm bảo, như vậy chúng ta đã hoàn thành việc thay bánh cho xe nâng. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho quý khách. Tất cả các loại bánh xe  hoặc phụ kiện của xe nâng tay thấp chúng tôi đều có sẵn. Quý khách cần mua phụ kiện hoặc sửa chữa xe nâng xin vui lòng liên hệ:

»»» Sửa lỗi xe nâng tay thấp không nâng hạ được: Xem chi tiết tại đây