Bánh Nylon là một trong những loại bánh xe được sử dụng phổ biến trên các dòng xe nâng tay đặc biệt là xe nâng tay thấp hiện nay. Loại bánh này được chế tạo và có nhưng ưu nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
I. Quy trình chế tạo
Quy trình chế tạo bánh xe Nylon sử dụng trên xe nâng tay thấp thường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và khuôn đúc
1. Chuẩn bị vật liệu: Chuẩn bị nhựa Nylon chất lượng cao để sử dụng trong quá trình chế tạo. Nhựa Nylon có tính chất bền bỉ, chịu va đập và có khả năng chịu nhiệt cao.
2. Chuẩn bị khuôn đúc: Khuôn đúc là một dạng hình ảnh của bánh xe cuối cùng và cần phải được chuẩn bị với kích thước và hình dáng tương ứng.
Bước 2: Tiến hành đúc bánh xe Nylon
1. Tiến hành đúc: Nhựa Nylon được đưa vào máy đúc nhiệt để làm nóng và chảy. Khuôn đúc được mở và nhựa chảy được đổ vào khuôn.
2. Quá trình làm lạnh: Sau khi đổ nhựa vào khuôn, quá trình làm lạnh bắt đầu để đông cứng nhựa và tạo nên hình dáng và cấu trúc bánh xe Nylon.
Bước 3: Gia công và hoàn thiện
1. Gia công bề mặt: Sau khi bánh xe đã đông cứng và có độ bền đủ, nó sẽ được gia công để tạo hình dáng, kích thước và bề mặt hoàn thiện.
2. Kiểm tra chất lượng: Bánh xe Nylon sẽ trải qua các bước kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cần thiết cho xe nâng tay thấp.
II. Ưu nhược điểm của bánh Nylon
1. Tính chất của bánh Nylon
Bánh xe đúc nguyên khối bằng chất liệu nhựa Nylon (PA): Chịu tải trọng lớn, chịu va đập, không thấm nước, hệ số ma sát thấp sẽ lâu mòn và di chuyển nhẹ, không bị lão hóa
2. Ưu điểm bánh Nylon
– Chất liệu Nylon khó bị mài mòn nên độ bền sản phẩm cao, hầu như không bị lão hóa. Tuổi thọ có thể lên tới vài chục năm.
– Nhựa Nylon có tính ma sát kém nên bánh xe đẩy Nylon rất dễ lăn, dễ dàng di chuyển. Sử dụng dòng sản phẩm này giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức khi vận chuyển thiết bị, hàng hóa.
3. Nhược điểm của bánh
– Khi di chuyển phát ra tiếng ồn, không phù hợp với môi trường yêu cầu ít tiếng ồn.
– Dễ để lại vệt trên sàn khi di chuyển. Không phù hợp với các sàn yêu cầu độ sạch sẽ.
4. Môi trường làm việc phù hợp
– Bánh Nylon được tạo ra để sử dụng trong môi trường ẩm ướt, các kho đông lạnh, các công ty thủy hải sản, môi trường có nhiều hoá chất. Thích hợp dùng trên nền xi măng, đường nhựa, nền ghề.
– Không nên sử dụng bánh bánh Nylon ở những môi trường làm việc yêu cầu ít tiếng ồn như: Siêu thị, trường học, bệnh viện,…. Không sử dụng bánh xe trên nền gạch mem và nền sơn epoxy vì dễ gây vỡ gạch men, phá nền sơn và để lại vệt trên sàn khi di chuyển.
»»» Bánh PU (màu đỏ) trên xe nâng tay thấp: Xem chi tiết tại đây
III. Kích thước bánh xe sử dụng trên xe nâng tay thấp
Trên mỗi chiếc xe nâng tay thấp thông thường sẽ có 4 hoặc 6 bánh xe:
1. Loại 4 bánh xe
- 02 bánh to: đường kính 180, độ dày 50 mm;
- 02 bánh nhỏ: đường kính 80 mm và độ dày 93 mm;
2. Loại 6 bánh xe
- 02 bánh to: đường kính 180, độ dày 50 mm;
- 02 bánh nhỏ, đường kính 80 mm và độ dày 70 mm;
»»» Hướng dẫn thay bánh xe nâng tay thấp: Xem chi tiết tại đây
Với độ bền cao, sử dụng được trong rất nhiều môi trường làm việc khác nhau: Trong môi trường nhiều hóa chất, muối mặn, kho lạnh; trên nền bê tông, nền gạch. Đã khiến cho bánh Nylon trong thành một trong những lựa chọn hàng đầu.
Hiện các loại bánh Nylon với các kích thước khác nhau cũng như các phụ kiện khác của xe nâng tay thấp chúng tôi đều có sẵn. Quý khách cần mua phụ kiện xe nâng hoặc bánh xe nâng xin vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0971.443.246
- f Facebook: Phạm Hưng