Cấu tạo xe nâng tay cao có phanh – Niuli
Xe nâng tay cao là dòng xe nâng cơ sử dụng sức nâng của xi lanh thủy lực để nâng các kiện hàng hóa lên cao như: giá kệ, thùng xe tải,… Xe được sử dụng phổ biến trong các khu công nghiệp, kho hàng nhà xưởng, cơ sở sản xuất để nâng hàng hóa, máy móc, nâng nội thất, cây cảnh,…. Xe có độ bền cao, dễ dàng sử dụng và đặc biệt là giá thành rẻ. Chính vì vậy, đây là dòng xe nâng được ưu chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy nó có cấu tạo như thế nào, hãy cùng xenangtaygiare.com tìm hiểu cụ thể nhé!
Cấu tạo xe nâng tay cao Niuli:
Cấu tạo xe nâng tay cao dòng có phanh gồm các bộ phận chính như: Khung xe, càng nâng, bơm thủy lực, tay cầm, bánh xe
- Khung nâng:
Khung xe nâng có phanh làm từ thép hợp kim dày, chắc chắn, độ cứng vững cao, có khả năng chịu nén, chịu uốn rất tốt. Khung xe gồm có: Rãnh trượt càng nâng hình chữ U, Càng nâng cố định, tấm chắn bảo vệ, tay nắm. Tại vị trí góc cạnh, chịu tải lớn được gia cứng để tăng khả năng chịu lực, chịu tải. Toàn bộ khung xe được sơn tĩnh điện, phủ kín toàn bộ khung xe đẻ bảo vệ phần kim loại của xe khỏi các tác động ô xy hóa của môi trường.
- Càng nâng:
Càng của xe nâng dòng có phanh dài lên tới 1,1 mét, bề rộng càng nâng là 16 cm. Hai càng nâng được lắp trên cùng 1 trục. Khoảng cách giữa hai càng nâng có thể điều chỉnh được. Khi dịch rộng ra tối đa, phủ bì của 2 càng nâng là 74 cm. Khi hạ xuống thấp nhất, mặt càng nâng còn cách mặt đất là 8,5 cm.
- Xi lanh thủy lực (Bơm thủy lực):
Đây chính là bộ phận trợ lực cho người sử dụng. Bơm thủy lưc hoạt động dựa trên nguyên lý tính không chịu nén của dầu thủy lực để tạo nên sức mạnh nâng kích hàng hóa lên cao. Người dùng chỉ cần tác động 1 lực nhẹ vào bộ phận nâng kích của bơm, cụ thể ở dòng xe nâng này là đánh gập tay cầm hoặc đạp vào vị trí chân đạp thủy lực, piston thủy lực nâng lên cao. Thông qua hệ thống dây xích sẽ kéo càng nâng đi lên. Bơm thủy lực của dòng xe nâng có phanh là kiểu bóp xả ở tay cầm. Không giống như kiểu vặn xả ở dòng xe không phanh
-
Tay cầm xe nâng:
Nhờ tay cầm, người vận hành sẽ dễ dàng kéo và chuyển hướng xe nâng. Ngoài ra, tay cầm chính là 1 trong hai bộ phận để kích thủy lực đẩy càng nâng lên cao. Trên tay cầm có cần gạt. Thông qua bộ phận cần gạt này để điều khiển chế độ nâng hạ của xe nâng. Gạt cần gạt lên cao là xả thủy lực (hạ càng nâng). Gạt cần gạt xuống dưới là chế độ để nâng càng lên cao. Cần gạt ở vị trí chính giữa là chế độ di chuyển xe nâng. Tay cầm được bọc sao mềm, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng khi cầm nắm.
-
Bánh xe:
Trên xe nâng tay cao gồm có 4 bánh xe. Hai bánh lái có đường kính 18 cm ở phía sau. Hai bánh nhỏ có đường kính 8 cm ở phía trước càng nâng cố định. Bánh xe thường làm bằng chất liệu PU lõi thép (Màu đỏ) và chất liệu Nylon (Màu trắng). Nếu môi trường làm việc của Quý khách là nền gạch, nền epoxy, ít hóa chất và yêu cầu yên tĩnh thì nên dùng bánh PU. Còn nếu nền là bê tông, xi măng, môi trường làm việc có nhiều hóa chất thì nên sử dụng bánh Nylon. Ngoài ra, trên bánh lái bên phải phía sau có phanh hãm, giúp dừng xe tại vị trí mong muốn. Đặc biệt là giúp xe nâng không bị xê dịch lúc nâng hàng và giữ xe đứng im nếu như nền xưởng có độ dốc.
Lưu ý khi sử dụng xe nâng tay cao:
- Không nên sử dụng xe ở nền đất, nền ghồ ghề hoặc nền xưởng có độ dốc.
- Xe chỉ phù hợp với pallet 1 mặt không có thanh giằng ngang ở dưới. Không phù hợp với pallet 2 mặt.
- Không nâng quá tải trọng nâng tối đa của xe nâng. Nâng hàng theo tem hướng dẫn về tải trọng và chiều cao nâng dán trên khung xe.
Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay cao:
Cấu tạo xe nâng tay cao dòng có phanh tương đối đơn giản. Hi vọng bài viết trên đây giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể hơn về dòng xe nâng này. Dòng có phanh có tải trọng nâng: 1 tấn – 1,5 tấn – 2 tấn
Quý khách cần tư vấn kỹ thuật hoặc cần báo giá cụ thể xin vùi lòng liên hệ:
Hotline: 0971.443.246 – Mr. Hưng
»» Tin liên quan: Xe nâng tay cao 2 tấn, Phân loại xe nâng tay cao