Lưu ý khi sử dụng xe nâng tay thấp:
Một số lưu ý khi sử dụng xe nâng tay thấp mà bạn cần phải nắm được để tránh cho xe nâng gặp các vấn đề không mong muốn, hỏng hóc, khiến cho công việc bị đình trệ, tiêu tốn thời gian và tiền bạc khi sửa chữa hoặc mua sắm thiết bị mới:
-
Không nâng quá tải trọng tối đa của xe nâng:
Bạn nên mua xe nâng có tải trọng lớn hơn khối lượng hàng hoá cần nâng. Hạn chế nâng hàng có khối lượng bằng hoặc xấp xỉ tải tối đa của xe. Tuyệt đối không nâng hàng nặng hơn. Điều này không những khiến cho xe nâng không thể nâng được mà còn dễ gây hỏng gioăng phớt khiến cho dầu thuỷ lực rò rỉ ra bên ngoài.
-
Không sử dụng xe để nâng các kiện hàng quá khổ, quá kích thước:
Kích thước tiêu chuẩn cho một kiện hàng khi sử dụng xe nâng tay thấp là 1,1 x 1,1 mét. Tốt nhất khi nâng hàng thì trọng tâm của kiện hàng phải trùng với trọng tâm của càng nâng. Nếu kiện hàng dài quá, trọng tâm của hàng nằm ngoài trọng tâm càng nâng sẽ khiến cho xe nâng hàng yếu hơn, thậm chí là không thể nâng được. Còn nếu bề ngang kiện hàng rộng quá, độ võng của kiện hàng sẽ khiến cho xe nâng chịu nhiều áp lực hơn. Tốt nhất, khi gặp trường hợp này, bạn nên sử dụng xe nâng có tải trọng nâng lớn hơn nhiều khối lượng kiện hàng đó hoặc xe nâng có chiều dài càng lớn như: 1,6 mét – 1,8 mét – 2 mét
Nếu nền kho xưởng là nền xe măng, bê tông, đường nhựa, môi trường có nhiều hoá chất, xăng dầu thì nên sử dụng bánh Nylon. Còn nếu nền xưởng gạch, nền epoxy và ít hoá chất hơn bạn nên sử dụng bánh PU lỗi gang.
- Không để hàng hóa nặng trên xe nâng, khi xe ở trạng thái nâng trong khoảng thời gian dài. Khi không dùng nữa thì bóp xả thuỷ lực ở cần gạt nơi tay cầm. Hạ càng nâng xuống vị trí thấp nhất. Đưa xe vào vị trí khô ráo để cất giữ. Không để xe nâng tại vị trí ẩm ướt, nơi có nhiều ánh nắng chiếu trực tiếp vào xe.
- Khi nâng hàng cố gắng đặt hàng cân xứng, đều hai bên. Tránh một bên nặng một bên nhẹ, sẽ ảnh hưởng tới càng nâng.
- Chú ý kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng thường xuyên hoặc định kỳ. Đặc biệt chú ý vào các vị trí chịu tải như càng nâng, trục piston; các bộ phận là vật tư hao mòn như bánh xe, ổ bi, gioăng phớt.
- Khi xe nâng có dấu hiệu chảy dầu thuỷ lực, cần kiểm tra khắc phục lại vị trí bị chảy dầu. Bổ sung dầu thuỷ lực cho bơm.
Trên đây là một số chia sẻ về cách sử dụng xe nâng tay thấp. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho Quý khách nâng cao hiệu quả khi sử dụng dòng xe này. Nếu cần hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, báo giá xe nâng tay thấp xin vui lòng liên hệ Mr. Hưng:
- ☎️ Hotline: 0971.443.246
- Facebook: Pham Hưng
- Youtube: Hưng xe nâng HH