Xe nâng tay thấp bị lỗi không nâng được, không hạ được
Chắc hẳn đây là vấn đề mà rất nhiều người sử dụng xe nâng gặp phải. Nó xảy ra trên cả xe nâng cũ và thậm chí trên cả các xe nâng mới, mới mua về. Vậy đâu là nguyên nhân cho vấn đề này là gì? Cách khắc phục ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Xe nâng tay thấp bị lỗi không nâng được
Khi xe nâng tay thấp không nâng lên được. Có một số nguyên nhân như sau:
❒ Nguyên nhân thứ nhất:
Trong bơm có nhiều không khí. Sau thời gian hoạt động, sẽ không tránh được hiện tượng không khí lọt vào trong bơm. Khi gặp hiện tượng khó nâng. Việc đầu tiên, đơn giản nhất đó là bạn cần xả không khí ra khỏi bơm.
☛ Cách xả không khí:
- Kéo gạt lên phía trên, về vị trí hạ càng nâng
- Đánh gập tay cầm 10 lần. Lúc này không khí đã được xả ra ngoài. Quý khách gạt tay gạt về ví trí nâng. Kiểm tra xem càng nâng lên ok là đã xả không khí ra ngoài thành công.
❒ Ngyên nhân thứ 2:
Ốc của van xả áp đang nằm không đúng vị trí. Khi ốc của van xả áp nằm sâu vào phía trong. Làm cho bi sắt phía trong van xả không thể đóng lại. Kết quả là dầu thuỷ lực bơm lên xi lanh để đẩy piston lại bị hồi về thùng dầu. Sẽ làm cho không đủ áp lực và số lượng dầu để đẩy piston đi lên.
☛ Cách khắc phục:
Dùng tuốt nơ vít vặn ốc điều chỉnh của van xả xoay theo chiều ngược chiều kim đồng đồng hồ. Mỗi lần điều chỉnh xoay tầm 1/4 vòng. Kết hợp với đưa tay gạt về vị trí nâng và đánh gập tay cầm. Tới khi càng nâng nâng lên như bình thường là được.
❒ Ngyên nhân thứ 3:
Van an toàn không thể đóng kín. Sau thời gian hoạt động bản thân trong bơm sẽ phát sinh ra nhiều cặn bẩn, mạt, vụn kim loại. Những chất bẩn này sẽ bám vào bi và khe hở của van an toàn. Làm cho van an toàn không thể đóng kín được. Hậu quả là dầu ở xi lanh của trục piston sẽ theo đường dầu qua van an toàn và hồi về thùng dầu của bơm.
☛ Cách khắc phục:
Dùng lục giác tháo van an toàn ra. Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo, kiểm tra độ kín của các gioăng (đệm) cao su. Kiểm tra bi có bị nứt vỡ không. Nếu chi tiết nào không có tình trạng kỹ thuật tốt thì thay thế. Kiểm tra nếu phát hiện có chất bẩn, mạt kim loại bám vào các chi tiết của van thì lấy giẻ lau sạch. Sau đó lắp van vào. Quy trình lắp ngược với thứ tự tháo.
❒ Nguyên nhân thứ 4:
Các gioăng phớt làm kín đang gặp vấn đề. Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là xe nâng tay thấp sẽ bị chảy dầu. Quý khách cần kiểm tra xem bơm thuỷ lực có hiện tượng rò rỉ dầu không. Nếu có hiện tượng chảy dầu ở phần ti bơm hoặc piston. Thì có thể gioăng phớt của xe nâng đã gặp vấn đề khiến cho dầu thuỷ lực bị rò ra ngoài, áp lực tác động lên bơm không đủ để nâng hàng lên cao.
☛ Cách khách phục:
Khi có hiện tượng chảy dầu ở ti bơm hoặc piston mà xe nâng không nâng lên được. Quý khách cần tiến hành thay thế gioăng phớt cho xe nâng. Sau đó bổ sung dầu thuỷ lực. Lưu ý, khi bổ sung dầu thuỷ lực. Quý khách cần cho piston hạ xuống thấp nhất (Càng nâng hạ xuống thấp nhất) sau đó mới bổ sung dầu thuỷ lực. Vì nếu không hạ càng nâng xuống thấp mà bổ sung dầu thuỷ lực thì khi hạ càng nâng, càng nâng hạ không hết hoặc không thể hạ được.
»»» Quy trình thay gioăng phớt cho xe nâng tay thấp bị lỗi do chảy dầu tại đây: Xem chi tiết
2. Xe nâng tay thấp bị lỗi không hạ
Xe nâng tay thấp bị lỗi không hạ được cũng là một trong những lỗi thường gặp. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Có một số nguyên nhân như sau:
❒ Nguyên nhân thứ nhất:
Do dây liên kết của tay gạt với ốc xả ở bàn đạp xả chân bị chùng quá. Khi dây liên kết này bị chùng, không thể kéo van xả mở hết được đường dầu hồi. Làm cho càng nâng không thể hạ được
☛ Cách khắc phục: Kiểm tra và căng lại dây liên kết này
❒ Nguyên nhân thứ hai:
Ốc của van xả áp đang nằm không đúng vị trí. Trong trường hợp này ốc điều chỉnh của van xả bị xoay ra ngoài quá nhiều. Khiến cho khi xả, đường dầu hồi nhỏ quá thậm chí không hồi được. Làm cho piston không tụt xuống được. Dẫn đến không hạ được càng nâng.
☛ Cách khắc phục:
Dùng tuốt nơ vít vặn ốc điều chỉnh của van xả xoay theo chiều chiều kim đồng đồng hồ. Mỗi lần điều chỉnh xoay tầm 1/4 vòng. Kết hợp với đưa tay gạt về vị trí hạ. Tới khi càng nâng hạ xuống như bình thường là được.
❒ Nguyên nhân thứ ba xe nâng tay thấp bị lỗi không hạ:
Bơm bị thừa dầu thuỷ lực. Bơm bị thừa dầu thuỷ lực chủ yếu là do khi quý khách thay và bổ sung dầu thuỷ lực cho xe nâng không đúng cách. Khi bổ sung dầu không hạ càng nâng xuống hết mức. Điều này sẽ làm cho dầu thuỷ lực điền đầy buồng chứa dầu thuỷ lực và một phần hoặc toàn bộ xi lanh của piston. Hậu quả là khi hạ càng nâng không thể hạ xuống thấp hoặc không hạ được
☛ Cách khắc phục:
Tháo ốc bổ sung dầu thuỷ lực ra, kết hợp với đánh gập tay cầm để phần dầu thuỷ lực tràn qua miệng lỗ dầu tràn ra ngoài. Tới khi thao tác nâng hạ tiến hành bình thường là được
❒ Nguyên nhân thứ thứ 4:
Van xả gặp vấn đề. Van xả có tác dụng điều chỉnh việc bơm lên và xả dầu thuỷ lực về buồng chứa dầu. Khi một bộ phận nào đó của van xả có vấn đề thì hoạt động nâng hạ của xe nâng sẽ có vấn đề.
☛ Cách khắc phục:
Tháo và kiểm tra van xả. Kiểm tra trong cụm van xả có bị cặn bẩn bám vào không. Nếu bẩn thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiết như: Van, bi, lò xo, nút điều chỉnh, các vòng đệm,…. Lò xo có độ đàn hồi tốt không. Bi, van có bị vỡ, mẻ không. Các gioăng đệm cao su có bị rách mũm không. Nếu có tình trạng không tốt thì tiến hành thay thế. Sau đó lắp van vào. Quy trình lắp ngược với thứ tự tháo.
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến làm cho xe nâng tay thấp bị lỗi không nâng hạ được và cách khắc phục các lỗi này.
Nếu xe nâng của quý khách gặp vấn đề trên và không thể tự khắc phục được. Hãy gọi cho chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm, tay nghề cao, sẵn sàng khắc phục mọi vấn đề mà xe nâng gặp phải.
☎ Số điện thoại liên hệ: 0971.443.246 (Zalo: Phạm Hưng)
– Facebook: Phạm Hưng